là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Virus thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Virus sẽ "thức giấc" sau khi gây bệnh thủy đậu nhiều năm trước trong cơ thể của 1 trong số 5 người đã từng bị thủy đậu. Sau đó, virus sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo)
- Bệnh Zona trong tiếng Anh là Shingles có xuất xứ từ tiếng Latin và Pháp có nghĩa là dây đai, thắt lưng, phản ánh đúng tính chất phân bố của các dải phát ban. Các dải này thường là chỉ ở 1 bên của cơ thể và ở khu vực chi phối của 1 dây thần kinh cảm giác đơn độc.
- Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc đã từng tiêm vaccine đều có thể nhiễm Herpes Zoter gây ra bệnh Zona. Người lớn tuổi, những người bị ung thư, HIV hoặc đã từng cấy ghép mô nên bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng, do đó dễ bị bệnh Zona hơn.
- Đa số những người bị Zona đều khỏe mạnh. Không cần thiết sử dụng những xét nghiệm đặc hiệu nếu như hệ miễn dịch của bạn còn tốt.
Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là:
- Stress
- Mệt mỏi
- Hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái bất hoạt).
- Ung thư.
- Các biện pháp điều trị bằng tia xạ.
- Làm tổn thương vùng da bị nổi ban
Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể
- Triệu chứng đầu tiên của Zona thường là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở 1 phía của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.
- Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày.
- 2 - 3 tuần sau, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra và có thể để lại sẹo.
Đi khám khi bạn bị đau hoặc nổi ban thành 1 dải ở một phía của cơ thể. Nếu bạn nghĩ bạn bị Zona, đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm.
- Nếu vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt, bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt và mù.
- Bạn cũng cần phải đến khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang có những bệnh làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó bạn có thể tránh được những biến chứng.
- Bệnh Zona kèm với sốt cao hoặc mệt mỏi.
- Vết phồng lan ra những khu vực khác của cơ thể.
Kiểu đau kinh điển, vết phồng nổi lên thành 1 dải ở 1 bên của cơ thể là tất cả những dấu hiệu cần thiết đủ để bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị nhiễm Herpes Zoster. Ban có thể lan ra ngoài dải này hoặc hiếm gặp hơn là lan sang phía bên kia của cơ thể. Đôi khi bệnh nhân chỉ đau theo 1 dải mà không thấy nổi ban.
- Có thể bác sĩ sẽ quyết định làm xét nghiệm để xác định xem bạn có bị Zona hay không. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phải lúc nào cũng cần thiết.
- Phết Tzanck: hiện nay ít được sử dụng hơn trước do những kỹ thuật mới đã xuất hiện, người ta rạch vết phồng và lấy dịch cùng với các tế bào da trong đó đặt lên slide. Sau đó nhuộm màu bằng 1 loại thuốc nhuộm đặc biệt rồi đưa lên kính hiển vi để tìm những biến đổi của tế bào gây ra bởi virus. Phương pháp này không thể giúp phân biệt được giữa VZV và Herpes Simplex Virus (HSV), tuy nhiên VZV gây bệnh zona và thủy đậu còn HSV gây ra bệnh Herpes simplex (đôi khi thường được biết đến bằng cái tên Herpes môi hoặc Herpes sinh dục).
- Cấy virus hoặc test kháng thể đặc biệt, như DFA (direct fluorescent antibody - kháng thể huỳnh quang trực tiếp), trong sang thương có thể xác định được VZV. DFA thường cho kết quả sau 1 giờ. Xét nghiệm này có thể giúp phân biệt được giữa VZV và HSV. Cấy virus có thể cho kết quả sau 2 tuần hoặc hơn.
- Sinh thiết da: lấy một mẩu da ở sang thương và xem xét chúng dưới kính hiển vi. Có thể dùng mô sinh thiết để cấy nếu không có mẩu sang thương nguyên vẹn. Ngoài ra người ta còn có thể dùng PCR (polymerase chain reaction) để phát hiện ra DNA của virus trong mẫu mô được sinh thiết.
Tại nhà:Theo dõi
Nếu bạn nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm.
Dùng thuốc:
- Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa.
- Thuốc giảm đau đôi khi cũng cần thiết/
- Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào sang thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút khoảng 7, 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô sang thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
- Giữ cho khu vực sang thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang thương. Tránh những tiếp xúc da-chạm-da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Một vài bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng của Zona như đau. Một vài thuốc giảm đau được sử dụng, chẳng hạn như acetaminophen (VD Tylenol), và ibuprofen (VD Advil) hoặc thuốc giảm đau tricyclic, đặc biệt là trong trường hợp đau dây thần kinh sau tổn thương (PHN - Postherpetic neuralgia). PHN là những cơn đau kéo dài ở một số người ngay cả sau khi sang thương đã biến mất.
- Thuốc kháng virus, như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir), có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả PHN. Cần phải bắt đầu sử dụng những loại thuốc này trong giai đoạn sớm của bệnh mới có hiệu quả. Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần sử dụng loại thuốc nào.
- Đôi khi, corticoid cục bộ có thể được dùng để giảm viêm. Những thuốc cục bộ có thể được sử dụng để làm giảm đau và ngừa nhiễm trùng.
Sau khi rời khỏi phòng mạch bác sĩ, cần phải uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn ghi nhận được những triệu chứng mới hoặc nếu bạn không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, hãy thông báo với bác sĩ.
Dự phòng
Khôngc ó cách nào để dự phòng Zona cả.
- Bạn không thể bị lây bệnh từ những người bị Zona. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu, bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu từ những tiếp xúc gần gũi với những sang thương hở miệng ở những người bị Zona. Dùng quần áo che phủ sang thương lại giúp giảm nguy cơ lây lan cho người khác.
- Vaccine VZV, còn được biết đến là vaccine ngừa thủy đậu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona do làm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại VZV hoặc giữ chúng trong trạng thái bất hoạt. Những cải tiến của loại vaccine này đang được nghiên cứu và có thể giúp ngừa được bệnh Zona trong tương lai.
Đa số các trường hợp bị Zona đều tự khỏi có thể có điều trị hoặc không. Ban và đau có thể khỏi sau từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài lâu hơi và thậm chí là tái phát ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi, hoặc có bệnh trầm trọng.
- Có thể những cơn đau vẫn còn tiếp diễn sau khi sang thương biến mất. Những cơn đau này được gọi là PHN. Thường gặp ở người lớn tuổi, và có thể là rất nặng nề.
- Những biến chứng khác có thể gặp là nhiễm trùng da, nhiễm trùng lây lan đến những cơ quan nội tạng hoặc làm tổn thương mắt. Thường để lại sẹo.
(từ www.emedicinehealth.com)