Tuesday, 2025-01-21, 1:04 AM
Welcome Guest | RSS
Main | BỆNH TIỂU ĐƯỜNG | Registration | Login

web hit counter

Our poll
------Your Comments------
Total answersi: 83
Statistics

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Login form
Search
My site
Nói Về Bệnh Tiểu Đường
 

B.S. Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.,

Bệnh tiểu đường (Diabetes mellitus, thường nói tắt là diabetes) là do lượng đường (nói chính xác là đường glucose) trong máu quá cao.
Tại sao đường bị cao?
Khi ăn món lòng chay, ngoài món tim, gan, ta còn thấy có lá miá, thái ngang thì hình tam giác. Cơ thể con người cũng có lá miá, hình dáng tương tự như lá miá heo, nằm ép dưới bao tử chỗ đầu ruột non. Lá miá có hai phận sự chính. Một là giúp tiêu hóa đồ ăn trong ruột, hai là sinh chất insulin, một nhân tố quan trọng trong việïc điều hòa lượng đường trong máu. Nhờ có insulin, mà đường được đưa đến các tế bào đẻ sinh năng lượng (cần cho cơ thể hoạt động cũng như máy xe cần xăng vậy). Nếu insulin tiết ra không đủ, hay là vì cớ gì tế bào tiếp nhận insulin không đủ, thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao mà sinh bệnh.
Còn nguyên nhân sâu xa, tại sao người này bị, người kia không, thì có vẻ như có yếu tố di truyền, cha mẹ có người bị thì con cái dễ bị bệnh hơn.


Hai loại bệnh tiểu đường
Loại thứ nhất là do lá miá tiết ra quá ít insulin, và bệnh nhân cần phải chích insulin mỗi ngày (tiếng Anh gọi là insulin dependent, hay type I). Loại bệnh này thường khởi phát cỡ tuổi mười mấy hai mươi, ít khi quá tuổi ba mươi.
Trường hợp bệnh tiểu đường loại hai, (tiếng Anh gọi là type II hay non-insulin-dependent), thì lá miá vẫn tiết ra insulin như thường, nhưng tế bào làm như kháng với hiệu lực của insulin, thành ra đường cũng bị cao. Loại II này tuy có thể thấy ở tuổi trẻ, nhưng thường thì khởi phát ở tuổi ba bốn mươi. Bệnh này mà kiêng cữ cho tử tế thì nếu nhẹ không phải dùng thuốc, còn nếu cần thuốc thì có thuốc uống không phải chích mỗi ngày.
Bệnh loại I phát nhanh và có thể đưa tới cơn hôn mê nguy hiểm cấp thời.
Bệnh loại II thường thấy hơn, nhưng phát triển chậm, có khi âm thầm cả chục năm không thấy triệu chứng gì hết (tuy vậy vẫn có thể sinh biến chứng làm hại cơ thể).


Triệu chứng bệnh như thế nào?
Thường người ta lấy con số đường trong máu cao quá 130 (130 mg /dL) làm mốc, để gọi là có bệnh. Khi đường lên tới quá 160 thì thận bài tiết qua nước tiểu, mà muốn thải được nhiều đường thì cần nhiều nước để pha cho đủ loãng, vì vậy sinh triệu chứng tiểu nhiều và do đó thêm triệu chứng khát nước. Vì đường bị thải đi nhiều nên mất nhiều calori (năng luợng), cho nên người bệnh cảm thấy hay đói muốn ăn nhiều.
Ngoài những triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, thì bệnh nhân cũng cảm thấy người mệt mỏi, chóng mặt, và bệnh loại I thì thấy sụt ký.
Nhân đây xin kể lại mẩu chuyện thời tôi còn là sinh viên y khoa ở Sài gòn.
Hồi đó có nhiều bệnh nhân lặn lội từ Hậu giang lên xin nằm chữa trị ở bệnh viện Chợ Rãy vì bị tiểu đường. Làm hồ sơ bệnh lý, hỏi mấy ông bà hồi thoạt đầu sao biết mình bị bịnh, thì được trả lời là : "tôi đi tiểu ở góc vườn rồi sau đó thấy kiến bu".
Âu cũng là một điểm đặc biệt cho giới Y khoa quốc tế lưu ý!


Nếu không chữa trị sẽ bị những biến chứng gì?
Ngoài những cơn hôn mê là biến chúng cấp thời, cái tai hại căn bản lâu dài của bệnh là do đường trong máu quá cao, tạo các hợp chất bám vào thành mạch máu ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của nhiều phần trong cơ thể và làm hại dây thần kinh.
Vì thể biến chứng của bệnh tiểu đường thấy gần như cùng khắp cơ thể:
• -Nghẹt mạch tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não (stroke)
• -Bại thận (thận không bài tiết được các chất độc qua đường tiểu nữa), đến nỗi phải đi lọc mảu mấy lần một tuần.
• -Mù mắt, vì mạch máu trong võng mạc bị hư.
• -Hay bị nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng ngoài da, vết thương khó lành
• -Bàn chân bị loét không lành, và sinh hoại thư (mô bị chết) phải cưa chân.
• -Giây thần kinh bị hư có thể làm yếu tay chân, hoặc sinh đau nhức, hay là tê, có khi lại bị mất cảm giác .


Vấn đề định bệnh
Như trên đã nói, nếu đường trong máu lúc bụng đói lên quá 130 thì kể là có bệnh. Vì đây là một bệnh kinh niên, phải tiếp tục chữa trị suốt đời, nên thường bác sĩ cho thử tới ba lần rồi mới kết luận. Có 2 cách thử đường trong máu. Một là lấy máu sáng sớm lúc bụng đói để thử. Cũng có khi bác sĩ cho làm thử nghiệm "uống nước đường" gọi là glucose tolerance test: cũng thử lúc sáng sớm bụng đói, nhưng cho bệnh nhân uống nước đường rồi coi xem đường trong máu lên như thế nào, hai ba giờ sau đó.


Vấn đề chữa trị
Nói một cách vắn tắt , thì phải ăn uống kiêng khem (diet), luyện tập thân thể và nếu cần thì dùng thuốc. Chích insulin cho loại I, còn loại II thì có thuốc uống.
Đi vào chi tiết thì khá dài giòng , tuy vậy cũng có nhiều điều nên biết.
Vì có nhiều bà con bè bạn yêu cầu, nên đề tài kỳ tới sẽ là vấn đề chữa trị bệnh tiểu đường.


B.S. Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.,
Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Ðại Học Sàigòn

Chữa tiểu đường theo phương thuốc dân gian

 

LÁ DỨA CHỮA TIỂU ĐƯỜNG

Xin chuyển anh em tham khảo.

Một sự tình cờ, TRỜI đã ban cho gia tộc chúng tôi. Người em gái thứ 5 lúc về Việt Nam, mang Lá Dứa qua Tây Đức để làm bánh. Nhưng không làm, lại tiếc của, lấy lá Dứa đem phơi khô nhưng còn thấy màu xanh, nấu nước uống cho thơm, nào ngờ đâu đo thử Đường lại quá tốt, tốt chưa từng thấy !

Em Năm báo cho Em Sáu của tôi biết sự việc đã xảy ra như thế.

Em Sáu bắt đầu dùng Lá Dứa và Kết Quả quả tốt. Trước đó phải chích Insulin, bây giờ không cần chích Insulin nữa và có thể ăn cơm nhiều hơn trước.

Được tin tốt ấy, tôi bắt đầu uống Lá Dứa và bỏ thuốc tây. Tôi cũng đạt được kết quả Tuyệt Vời.

Theo sự hướng dẫn của tôi, bà Trần Vũ Bản vừa báo cho tôi là bà uống Lá Dứa cũng đạt kết quả tốt.
Hiện nay có rất rất nhiều người đã dùng phương thuốc nầy có kết quả tốt. Bài thuốc nầy đã truyền đi Toàn Thế Giới qua nhiều trang WEB và báo chí.

Lá Dứa là loại lá có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Người miền Bắc gọi là Lá Thơm (?)

Lá Dứa là loại lá có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Lá Dứa mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá Dứa nầy uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá Dứa. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

Tất cả 10 anh em trong gia đình chúng tôi uống Lá Dứa đều đạt được kết quả TỐT.

Chúc các bạn có bệnh Tiểu Đường uống lá Dứa có Kết Quả TỐT.

Uống Lá Dứa là quan trọng, NHƯNG kiêng cử trong ăn uống còn quan trọng hơn nhiều.

Một điều quan trọng nữa là Tập Thể Dục. Mỗi ngày nên tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút thí dụ như đi bộ hay chạy bộ.

Khi có Kết Quả Tốt, Xin Thông Báo cho tôi rất Cám Ơn.


KT61 Nguyễn Văn Bảnh 259 Westmoreland Ave,
Toronto, Ontario, CANADA Tel : 416-533-6757

Thảo dược chữa bệnh tiểu đường
Thứ năm , 5 / 3 / 2009, 2: 51 (GMT+7)

Dùng thuốc bằng thảo dược, bạn sẽ không phải lo tác dụng phụ như thuốc tây. 

Lưu ý: Trước khi dùng thảo dược hay điều trị bằng thuốc tây bạn cần lưu ý 3 cách sau. Chúng có ảnh hưởng rất hiệu quả đến bệnh tiểu đường. 

- Tập thể dục hàng ngày: Đi bộ nhanh hai lần một ngày, mỗi lần đi khoảng 2km sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là cách tốt nhất cho tất cả những bệnh nhân bị tiểu đường. 

- Giảm béo phì: Nếu bạn vượt quá cân nặng cho phép đối với chiều cao và tuổi thì bạn cần có những biện pháp để giảm cân. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường thì điều quan trọng là giảm cân phải dưới sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ. Làm được điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân. 

- Điều chỉnh ăn kiêng: Đừng ăn vượt quá mức tiêu chuẩn mà phải thực hiện chặt chẽ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đưa ra. 

Cách dùng thảo dược để chữa trị tiểu đường 

1. Mướp đắng 

Đây là một phương thuốc truyền thống. Loại rau thuốc này có tác dụng rất tốt đối với bệnh tiểu đường và đã được dùng từ thời xa xưa.  

Ép hoặc xay mướp đắng để được khoảng 29g (xấp xỉ 6 -7 thìa cà phê). Uống trước lúc ăn sáng và một lần vào bữa tối và thực hiện ít nhất trong khoảng 30 ngày, sẽ giúp bạn cải thiện được mức độ đường trong máu.  

Mướp đắng dùng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả

2. Cỏ cà ri 

Cỏ cà ri cũng cho kết quả tốt. Một thìa nước lá cỏ cà ri xay lấy từ sáng sớm, đều đặn trong 3 tháng sẽ chữa được bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu.  

Bột hạt cà ri cũng có tác dụng tương tự. Một cách khác là ép lấy nước hạt cà ri sau đó trộn lẫn với 5g bột ngày uống hai lần.  

3. Bột quế 

Một thìa bột quế pha với nước, ngày hai lần sáng tối. Phương pháp này rất dễ thực hiện đối với tất cả các bệnh nhân và nên cố gắng thực hiện nó trong khoảng 2 đến 3 tuần, bạn sẽ phát hiện ra nó thực sự có hiệu quả với bạn hay không. 

4. Một số loại thảo dược khác  

Có công dụng chữa tiểu đường như lá vối và các loại hạt sung, hạt rau răm, lá diếp, hoa hồng đỏ và hạt thì là.  

Nghiền các loại hạt này thành bột và trộn lẫn với nhau, ngày dùng hai lần. Các loại hạt này rất sẵn có ở chợ, có thể kết hợp từ hai hay nhiều loại hạt thảo dược cũng được. 


Với những bệnh nhân tiểu đường cần phải tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường, giảm cân nặng nếu bị béo phì và nên cố gắng dùng thuốc bằng thảo dược. Việc điều trị bệnh cần kiên trì kết hợp với việc thay đổi lối sống là liều thuốc tốt nhất cho bạn.

NGUỒN http://www.hatcat79.com/Yhoc/Benhtieuduong.htm#


HoangLinhgames © 05/2010 -2025
SN:81/3, HT17, khu pho 5, Phuong Hiep Thanh, Q12,TP.HCM, VN