Tuesday, 2025-01-21, 1:04 AM
Welcome Guest | RSS
Main | BỆNH UNG THƯ VÚ | Registration | Login

web hit counter

Our poll
------Your Comments------
Total answersi: 83
Statistics

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Login form
Search
My site
7 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH UNG THƯ VÚ

Bạn cảm thấy đau, nặng nề hoặc vẻ ngoài núi đôi của bạn thay đổi, hoặc nổi hạch... Đừng chủ quan vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những dấu hiệu của căn bệnh này.

1. Nửa người trên bị đau

Biểu hiện đầu tiên là người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nửa người trên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các lớp biểu bì bị căng cứng. Chính các u nang hoặc sự thay đổi hooc-mon dẫn đến sự căng cứng này.

2. Vú to lên

Vú to lên có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ lành tính. Bệnh này có thể làm thay đổi cấu trúc của ngực. Tuy nhiên, các khối u ác tính phát triển cũng có thể là nguyên nhân làm cho vú to lên bất thường. Có 2 giả thiết được đặt ra:

+ Các hạch ung thư phát triển khiến kích cỡ của vú thay đổi.

+ Các tế bào ung thư phát triển gây viêm nhiễm.

3. Một trong hai đầu nhũ hoa bị thụt vào trong

Nhũ hoa bị thụt vào trong có thể là triệu chứng của 1 khối u nằm ngay phía sau  (do các tế bào ung thư kéo lớp biểu bì vào phía trong).

Trong trường hợp có u, nhũ hoa bị thụt vào trong sẽ trở nên cứng. Ngay cả khi dùng tay, bệnh nhân cũng không thể kéo nhũ hoa này ra được.  

4. Có hạch dưới nách

Hạch dưới nách có thể là do sức đề kháng của cơ thể tạo ra nhưng cũng có thể là một khối u phát triển theo hệ hạch.  

Hạch dưới nách là giai đoạn đầu tiên của bước phát triển khối u, đôi khi nó cũng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

5. Có u ở núi đôi

Xuất hiện u ở núi đôi là hiện tượng bất thường. Đó có thể là u lành tính hoặc u nang; hạch hay u ác tính.

Làm thế nào để biết đó là hạch? Nhìn chung, hạch thường nằm ở bên cạnh vú, gần nách; màu sắc ở vùng da nổi hạch ít có sự thay đổi mà chỉ thấy nổi cục.

6. Da núi đôi thay đổi

Làn da của núi đôi thay đổi có thể là do u xơ lành tính hoặc do các khối u ác tính. Các lớp biểu bì da có cùng cấu trúc với tuyến vú, do đó các lớp biểu bì này sẽ có sự phát triển bất thường cùng với các tế bào u ác tính.

Biểu hiện dễ thấy nhất là da của núi đôi nhăn nheo hoặc nổi hạt.

7. Xuất hiện bệnh eczama

Khi bị bệnh eczama thông thường, người bệnh cảm thấy ngứa hoặc bị dị ứng. Đây không phải là triệu chứng của bệnh ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây là là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.

Khi bệnh eczama xuất hiện ở nhũ hoa thì bạn cần phải chú ý. Nếu đầu nhũ hoa bị lở loét và có vẩy nến thì có thể là do:

+ Khối u phát triển lên bề mặt da

+ Khối u của da phát triển trong núi đôi.

Ngay khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, bệnh nhân cần: Khám bác sỹ trong 2 tuần. Bác sỹ sẽ cho chụp tia X vú hoặc lập biểu đồ sinh thái của vú.

Theo  Dân Trí

                     

Không xâm nhập và xâm nhập DCIS và LCIS: Ductal Carcinoma in situ (DCIS) Ductal Ung thư biểu mô tại chỗ
(DCIS)
Ductal Ung thư biểu mô tại chỗ
Phạm vi của Ductal Ung thư biểu mô tại chỗ (DCIS)

Phạm vi của Ductal Ung thư biểu mô tại chỗ

        
Lobular Ung thư biểu mô tại chỗ (LCIS)

Lobular Ung thư biểu mô tại chỗ

                   
Xâm hại Ductal Ung thư biểu mô (IDC)

Ung thư biểu mô xâm Ductal     

                   
Xâm hại Lobular Ung thư biểu mô (ILC)

Ung thư biểu mô xâm Lobular
Enlarge imagePhóng to hình ảnh

         Solid

Solid
Enlarge imagePhóng to hình ảnh

          
       Cái rổ

Cribiform
Enlarge imagePhóng to hình ảnh

              
 Có gai thịt

Có gai thịt
Enlarge imagePhóng to hình ảnh

            
heo thống kê chưa đầy đủ của Hội Phòng, chống ung thư Việt Nam, trong vòng bảy năm từ 2001 đến 2007, ghi nhận tại sáu tỉnh, thành phố (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, TP Hải Phòng, TP Thái Nguyên và tỉnh Thừa Thiên-Huế ) cho thấy, tỷ lệ ung thư vú chiếm 24,8% trong tổng số các trường hợp ung thư; số trường hợp mắc mới ung thư vú tăng dần theo từng năm, ước tính năm 2010 sẽ có hơn 18 nghìn ca mắc mới.



Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư vú là một bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ, chiếm 23% trong số các bệnh ung thư ở phụ nữ. Tỷ lệ mắc mới có chiều hướng tăng nhanh, bình quân 1,5%/năm có khi lên đến 7%/năm.

Thống kê của Hội Phòng, chống ung thư Việt Nam tại Hà Nội, người dân mắc bệnh ung thư vú (UTV) có tỷ lệ cao nhất, TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai, sau đó đến các thành phố: Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Nguyên và tỉnh Thừa Thiên-Huế... Tỷ lệ mắc mới bệnh ung thư vú tăng nhanh từ độ tuổi 30 đến 34 và ở tuổi 60 với tỷ lệ 128/100 nghìn người.

Hội thảo Quốc gia chuyên đề ung thư vú tại Huế tháng 8-2009 đã thu hút hơn 200 đại biểu là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực điều trị ung thư trong nước và quốc tế. Hội thảo đã nghe báo cáo Ðiều trị nội khoa ung thư vú của GS,TS Nguyễn Bá Ðức, TS Trần Văn Thuấn và đồng nghiệp, bao gồm điều trị hóa chất, nội tiết, sử dụng kháng thể đơn dòng và các biện pháp hỗ trợ. Việc phối hợp các phương pháp nội khoa với phẫu thuật xạ trị theo trình tự hợp lý đối với từng giai đoạn cụ thể sẽ cho kết quả điều trị cao nhất. Phương pháp này có thể làm giảm tối đa khả năng tái phát, di căn với bệnh ở giai đoạn sớm. Ðiều trị nội khoa còn làm giảm nhẹ triệu chứng phát triển ung thư, kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng sống khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những trường hợp ở giai đoạn tiến triển tại chỗ khối u lớn, xâm lấn rộng, di căn hạch nhiều, phương pháp điều trị này giúp phẫu thuật dễ dàng hơn, thậm chí giữ nguyên và làm giảm sự phát triển của UTV. Báo cáo Vai trò xạ trị trong điều trị ung thư vú của Bệnh viện K, khẳng định thành công việc điều trị UTV trong nhiều năm. Xạ trị được áp dụng điều trị cho tất cả các giai đoạn của UTV, bảo tồn cho các trường hợp UTV giai đoạn sớm (cắt một phần của khối u). Xạ trị sau phẫu thuật cắt tuyến vú làm tăng tỷ lệ kiểm soát tại chỗ. Ðối với người bệnh đã bước vào giai đoạn muộn có khối u khu trú tại vùng, cần phải phối hợp nhiều hình thức bao gồm xạ trị, phẫu thuật, hóa trị. Xạ trị còn đóng vai trò quan trọng trong điều trị triệu chứng, nhằm giảm đau và chống chèn ép; Báo cáo Y học hạt nhân trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú của PGS,TS Phan Sĩ An, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, y học hạt nhân có thể phát hiện được các khối u đa nhân (đa ổ và đa tâm), tái phát ở những vùng chung quanh dự báo và đánh giá cho hóa trị; Ðịnh vị nhũ ảnh và sinh thiết mở sang thương vú không sờ thấy được là báo cáo của Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho thấy tầm quan trọng của phương pháp định vị nhũ ảnh và sinh thiết trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm UTV. Ðối với những trường hợp bất thường trên nhũ ảnh mà không sờ thấy trên lâm sàng và siêu âm vú thì việc sinh thiết mở tuyến vú dưới định vị của nhũ ảnh là điều cần thiết phải làm. Ðể đạt kết quả tốt đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ hình ảnh học. Phương pháp này sẽ giúp phát hiện UTV ở giai đoạn sớm, góp phần giảm bớt chi phí điều trị, bớt gánh nặng tâm lý và kéo dài thời gian sống cho người bệnh; Báo cáo Phương pháp sinh thiết lõi trong chẩn đoán ung thư vú của TS Nguyễn Văn Bằng và Phạm Nguyên Cường, Bệnh viện Ða khoa Trung ương Huế, chia sẻ kinh nghiệm về thủ thuật có độ chính xác cao. Tại Bệnh viện Ða khoa Trung ương Huế, với kỹ thuật Tái tạo vú tức thì bằng mảnh ghép mẫu mô không tế bào của TS Nguyễn Ðình Tùng đã đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân UTV phải phẫu thuật cắt hết phần ngực có khối u làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ. Kỹ thuật này đạt được những giá trị thẩm mỹ nhất định, thời gian mổ ngắn, không để lại nhiều sẹo trên cơ thể, tỷ lệ tai biến thấp, bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh. Tôi gặp chị N.T.T, 45 tuổi, Phú Vang (Thừa Thiên -Huế), đến dự hội thảo và được chị cho biết: Khi nhận được kết quả của bệnh viện báo là tôi bị UTV, tôi rất đau khổ và sợ hãi. Mấy ngày liền tôi không ăn uống được. Chồng tôi đã động viên, khuyên tôi nên vào viện để điều trị, anh ấy bảo y học bây giờ phát triển nhanh nếu phát hiện và điều trị sớm khả năng khỏi bệnh rất cao. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi quyết định vào bệnh viện. Mặc dù được các bác sĩ giải thích cặn kẽ, nhưng tôi vẫn không sao chấp nhận được khi thấy một bên ngực mình bị cắt hoàn toàn. Tôi đã khóc và hoang mang, lo sợ với thân hình dị dạng thì tình cảm vợ chồng sẽ ra sao. Người luôn ở bên cạnh giải thích, động viên tôi rất nhiều là chị Hoa, Ðiều dưỡng trưởng, và người mang đến sự tự tin và hạnh phúc cho tôi là bác sĩ Tùng, Phó Trưởng khoa Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa Trung ương Huế. Anh đã phẫu thuật tạo hình lại phần ngực đã bị cắt cho tôi. Ðến bây giờ đã hơn ba năm, sức khỏe của tôi rất ổn định, bộ ngực đã cân đối như trước đây.Tôi rất biết ơn sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ, điều dưỡng, họ là những người đem lại niềm vui và hạnh phúc cho tôi và gia đình.

Theo GS, TS Nguyễn Bá Ðức, Phó Chủ tịch Hội Phòng, chống ung thư Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu phụ nữ được chẩn đoán là ung thư vú, chiếm 10% các bệnh ung thư và chiếm 23% các bệnh ung thư của phụ nữ. Trong số hơn 410 nghìn trường hợp tử vong mỗi năm, trong đó UTV chiếm khoảng 14% các nguyên nhân ung thư ở nữ và chiếm 1,6% các nguyên nhân tử vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, UTV đứng hàng thứ nhất trong các loại ung thư phụ nữ dễ mắc. Trong khi đó, việc phát hiện sớm bệnh và chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này là rất cao nếu mỗi người có kiến thức về bệnh UTV.

Phó Giám đốc Bệnh viện K, TS Trần Văn Thuấn, cho biết: UTV là một trong các loại bệnh ung thư thường gặp của phụ nữ, người mắc bệnh do nhiều nguyên nhân do chủ quan và thiếu hiểu biết, nên khi phát hiện bệnh UTV thì đã muộn. Nếu được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh có thể lên tới 80%, nếu bệnh ở giai đoạn cuối, thì việc điều trị chỉ để kéo dài sự sống của người bệnh. Tại Bệnh viện K, mỗi năm điều trị hàng trăm ca UTV, nhưng có hơn 50% số người bệnh đã chuyển sang giai đoạn khó điều trị. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có các biểu hiện rõ rệt và không gây đau đớn cho người bệnh. Khi khối u tiến triển, người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng sau: khối u cứng, không đau, không đồng nhất, bờ không rõ, dính vào thành ngực hoặc da trên vú, khó di động; vú to ra hoặc có thay đổi hình dáng của vú, núm vú bị lún hoặc xù xì, chảy máu; da vùng vú dày lên hoặc thay đổi mầu sắc, sần sùi như vỏ quả cam... Ðể phòng, tránh UTV chúng ta nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, ít chất béo động vật, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế dùng thuốc nội tiết tố nữ thay thế kéo dài ở thời kỳ mãn kinh... Cách tốt nhất là thường xuyên đi khám, kiểm tra phòng ngừa để được can thiệp kịp thời đối với căn bệnh này.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến UTV là do đột biến gien BRCAI, BRCAII và những rối loạn về nội tiết, môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng, dinh dưỡng không hợp lý chiếm tỷ lệ 35 - 40%. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như phơi nhiễm phóng xạ, nhiễm chất độc hóa học (trong đó có đi-ô-xin)... căng thẳng trong công việc; uống rượu bia nhiều, và không rèn luyện thân thể. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng cơ sở chăm sóc sức khỏe và nguồn phương tiện dụng cụ cần thiết thiếu và yếu, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng tác động mạnh đến cơ thể, dễ sinh bệnh và nhiều phụ nữ thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản. Công tác tuyên truyền về bệnh UTV ở phụ nữ chưa được chú trọng, người bệnh còn chủ quan và chưa có ý thức với các triệu chứng bất thường nên khi phát hiện bệnh đã vào giai đoạn muộn. Vì vậy, việc giúp phụ nữ phát hiện sớm các bệnh ung thư nhất là bệnh UTV nên đặt thành vấn đề cần thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Theo Hoài Thu (Nhandan)
HoangLinhgames © 05/2010 -2025
SN:81/3, HT17, khu pho 5, Phuong Hiep Thanh, Q12,TP.HCM, VN